Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Địa ốc Bình Dương hấp dẫn nhờ giá rẻ

Hàng loạt dự án tại Bình Dương vẫn tạo được sức hút với khách hàng, nhờ lợi thế giá thấp. 
Cuối tuần trước, Công ty Becamex IJC và Công ty cổ phần Tấc Đất Tấc Vàng đã công bố mở bán đợt 5 Dự án Green River City, Mỹ Phước 4, Bình Dương. Sự kiện này đã thu hút sự tham dự của hàng trăm nhà đầu tư và sau gần một tuần mở bán, 100 nền đất nhà hai phố đã được khách hàng đăng ký mua.

Phối cảnh dự án Green River City do CTCP Tấc Đất Tấc Vàng phân phối

Ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Tấc Đất Tấc Vàng (đơn vị phân phối chính thức dự án này) cho biết, đây là những sản phẩm cuối cùng và cũng là những sản phẩm đẹp nhất của Dự án. “Điều khiến khách hàng quan tâm hơn cả là giá bán sản phẩm khá hợp lý, trung bình chỉ khoảng 2 triệu đồng/m2, trong khi đó đất đã có sổ đỏ, được đầu tư bởi doanh nghiệp có uy tín là Becamex IJC”, ông Tuấn nói và cho rằng, hạ tầng được đầu tư đồng bộ cũng là yếu tố khiến khách hàng yên tâm khi chọn mua sản phẩm tại Dự án Green River City.

Hiện tại, các công trình hạ tầng trong Dự án Green River City như Trường đại học Thủ Dầu Một, hồ nước trung tâm đã được xây dựng. Mới đây nhất, Becamex IJC cũng công bố sẽ xây dựng một khu thương mại tập trung mang tên Luxurious Shopping Center tại trung tâm của Dự án.

Ngoài Dự án Green River City, nhiều dự án đất nền tại Bình Dương được công bố bán gần đây cũng nhận được sự quan tâm của khách hàng...

Green River City hạ tầng hoàn chỉnh, giá hấp dẫn đang được khách hàng quan tâm đầu tư.

Ngoài giá thấp, hạ tầng phát triển cũng là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư đặt niềm tin vào bất động sản của Bình Dương. Cụ thể, địa phương này đang tăng tốc đầu tư vào Dự án Thành phố mới Bình Dương. Sự xuất hiện ngày càng nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế dự kiến thu hút hơn 15.000 chuyên gia trong và ngoài nước, cùng hàng trăm ngàn lao động đến làm việc và tìm chỗ ở.

Bên cạnh đó, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đang được xây dựng. Mới đây nhất, Becamex IDC cho biết, sẽ xây dựng một tuyến đường trên cao dọc theo Đại lộ Bình Dương hiện hữu. Dự án có tổng chiều dài 31,5 km, dự kiến được triển khai vào năm 2012, chia làm 2 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư trên 830 triệu USD.

 Theo Báo Đầu Tư


Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Nợ tiền sử dụng đất : DN Hà Nội... “lâm trọng bệnh”

Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính vừa chỉ đạo Cục thuế Hà Nội tiến hành rà soát lại các dự án địa ốc nhằm làm rõ lý do DN chậm nộp tiền sử dụng đất.

Không ít DN BĐS lo ngại khi Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sắp có hiệu lực

Ông Cao Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo Cục thuế Hà Nội rà soát lại, lập 3 đoàn kiểm tra các dự án địa ốc nhằm làm rõ lý do DN chậm nộp tiền sử dụng đất bởi hiện nay trên địa bàn Hà Nội các DN kinh doanh bất động sản nợ tiền sử dụng đất rất lớn.

Theo ông Tuấn, khi tìm hiểu nguyên nhân nợ tiền sử dụng đất, cần xét đến sự tuân thủ luật pháp nhưng cũng cần cần xét đến yếu tố khó khăn của DN. Hiện nay giá giao dịch trên thị trường đã giảm, do đó DN địa ốc khó có khả năng chi trả.

Ông Phạm Đình Thi - Phó vụ trưởng Vụ chính sách Thuế, Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian qua, sau khi tổng kết từ thực tiễn và phản ánh từ người nộp thuế, Chính phủ cũng đã cũng đã có rất nhiều sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, việc nợ tiền sử dụng đất thì có rất nhiều lý do. 

Cũng theo ông Thi, có thể DN gặp khó khăn thực sự, nhưng thực tế thì DN cũng có cả nghìn cách để trốn thuế. 

Mặt khác, có DN BĐS cho biết, họ có 2.000 tỷ đồng vốn tự có, phải vay thêm 2.000 tỷ đồng nữa để đầu tư nhưng năm vừa qua, giá đất giảm xuống 40% nên DN này đã mất 1.600 tỷ đồng, nghĩa là mất gần hết vốn. Đến năm thứ hai, cộng với thuế suất hơn 20% thì DN đang bị âm mấy trăm tỉ đồng. 

Cùng với các khoản nợ chưa trả, không ít DN bất động sản đang lo ngại rằng, họ sẽ lâm “trọng bệnh” khi Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sắp có hiệu lực với nhiều khoản nộp tăng đáng kể. 

Tuy nhiên, theo ông Thi, dự kiến, khi áp dụng luật thuế này, cả nước chỉ thu được khoảng 3.000 tỷ, mà chủ yếu rơi vào các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM với giá đất rất cao nên tôi cho rằng thuế đất tác động đến sản xuất, kinh doanh là không đáng kể. Theo tính toán của chúng tôi, mỗi DN chỉ mất thêm vài chục triệu đồng so với chi phí mà DN đó bỏ ra, thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều.

Được biết, hiện các khoản thu liên quan đến đất trên toàn quốc khoảng 40 nghìn tỷ đồng mỗi năm, trong khi thuế đất phi nông nghiệp chỉ khoảng 3.000 tỷ đồng, chiếm chưa được 10%.

 Theo DĐDN

Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An

Kiểm soát chặt việc xây dựng thêm các công trình cao tầng




Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: Internet
Giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn đang đặt ra yêu cầu phải có những giải pháp đồng bộ, lâu dài mà một mình ngành giao thông vận tải không thể giải quyết được. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã làm rõ thêm về quy hoạch và quản lý mật độ giao thông trong thành phố. Quản lý quy hoạch và xây dựng để giảm ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn…

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ: Hiện nay, đất dành cho giao thông ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rất thấp, chỉ khoảng 8% trên đất đô thị, trong khi yêu cầu đất dành cho giao thông phải đạt từ 24-26% theo tiêu chuẩn và theo luật là khoảng 16-26%. Diện tích bãi đỗ xe đạt chưa đến 1% (Hà Nội là 0,3% và TP Hồ Chí Minh là 0,8%) trong khi đó, yêu cầu là từ 3-5% trên tổng diện tích đất đô thị.

Trong khi đó, tại hai thành phố thiếu sự kiểm soát việc tăng dân số cơ học ở những đô thị lõi, đô thị trung tâm. Quận nội thành Hà Nội mật độ hiện nay là 25.000-36.000 người/km2, TP Hồ Chí Minh là 26.500 người/km2. Trong khi đó, những đô thị nén của Singapore, Hồng Kông chỉ khoảng 6.500 người/km2. Theo quy hoạch năm 1998 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thì bốn quận nội thành giữ mức độ 80 vạn dân, nhưng hiện nay, bốn quận nội thành Hà Nội đã là 1,2 triệu dân.

Việc phát triển nhà cao tầng ở nội đô, của các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm... chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ nên ngày càng gia tăng. Các khu đô thị mới còn thiếu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, hạ tầng dịch vụ đồng bộ.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là tổ chức mạng lưới giao thông còn rất bất cập. Giao thông vùng thiếu các tuyến vành đai tránh qua các thành phố lớn.

Từ việc phân tích chỉ ra nguyên nhân, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đưa ra giải pháp đối với ngành xây dựng. Đó là kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chất tải thêm các công trình cao tầng có nhiều người làm việc, nhiều người ở tại các quận nội thành của 2 thành phố lớn.

Thời gian tới cần tập trung hoàn thiện pháp luật liên quan đến phát triển đô thị như Luật Đô thị, nghị định phát triển đô thị thay vì phát triển đô thị tự phát hiện nay. Phải tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước, của Trung ương, địa phương trong lĩnh vực phát triển đô thị để đô thị phát triển theo đúng quy hoạch, có đầy đủ hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tập trung thực hiện định hướng quy hoạch phát triển tổng thể đô thị quốc gia đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 445, năm 2009 theo hướng phát triển hệ thống đô thị hài hòa, cân đối giữa các vùng miền trong cả nước.

Cần phải điều chỉnh quy hoạch vùng Thủ đô, vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy hiện nay đã có quy hoạch, nhưng phải tiếp tục điều chỉnh theo yêu cầu của Thủ tướng. Tập trung phát triển hệ thống giao thông liên vùng, phát triển các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong vùng để giảm áp lực tăng dân số cơ học về Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tránh giao thông cắt qua thành phố lớn cùng cốt như hiện nay. Phải bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật vùng.

Vấn đề tiếp theo là phải kiểm soát chặt chẽ việc tăng dân số cơ học ở các quận nội thành. Xây dựng các khu đô thị mới khang trang để chuyển dần dân ở bốn quận nội thành Hà Nội và những khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh ra bên ngoài. 


Theo QĐND

Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An

Giúp kiểm soát quá trình phát triển đô thị




Khách tham quan triển lãm Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Images: Thanh Hải
Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, đồ án quy hoạch phân khu, bước tiếp theo của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải hoàn thành trong quý II năm 2012. Do đó, các sở, ngành phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao để Quy hoạch chung sớm trở thành hiện thực và đi vào cuộc sống. 

Tuy nhiên, một chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đã phải thốt lên "đề bài" của đồ án Quy hoạch chung là quá khó. 

Nan giải rà soát dự án 

Những vấn đề đặt ra trong việc xử lý các vấn đề tồn tại như những dự án không phù hợp với quy hoạch, những lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, tiếng nói của các chủ thể trong quá trình triển khai quy hoạch như chính quyền, cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người dân…, tất cả đều hóc búa. 

TS Đào Ngọc Nghiêm, người đã tham gia vào đồ án Quy hoạch chung Thủ đô năm 1998 cũng đồng tình với quan điểm đồ án lần này có nhiều vấn đề hóc búa mà Hà Nội phải giải quyết. "Chỉ riêng vấn đề thế nào là "hiện đại" cũng đã khó rồi, còn vấn đề rà soát để đi đến quyết định điều chỉnh, thậm chí dừng hẳn đối với các dự án nằm trong khu vực hành lang xanh, nêm xanh thì quả thực là nan giải. Để thực hiện đúng quy hoạch cần có cơ chế rất rõ ràng bởi trước đây nhiều dự án triển khai đã được phê duyệt quy hoạch, được cấp phép hẳn hoi, đâu phải doanh nghiệp tự ý làm bừa" - TS Nghiêm nói. 

Công bố của Sở Quy hoạch Kiến trúc hơn một năm trở về trước về việc tạm dừng triển khai 16 dự án, trong đó có tới 8 dự án về bất động sản đã tạo nên những thông tin trái chiều (kể cả từ phía Bộ Xây dựng), thậm chí còn vấp phải sự phản ứng dữ dội của một vài chủ đầu tư có dự án nằm trong "cửa tử" . Tuy nhiên, sau một quá trình tranh luận thì rốt cuộc việc tạm dừng các dự án của Hà Nội hoàn toàn có đủ căn cứ, giúp hạn chế được những tổn thất về kinh tế do có sự thay đổi trong định hướng quy hoạch của nhiều khu vực. Theo ông Vũ Tuấn Định, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, thành viên của tổ rà soát dự án, đồ án, có nhiều nguyên nhân để tạm dừng các dự án trên, trong đó có 8 dự án cụm công nghiệp, làng nghề nằm trong phạm vi phát triển đô thị và 7 dự án có vị trí trong phạm vi hành lang xanh hoặc ảnh hưởng bởi hướng tuyến của trục H ồ Tây - Ba Vì. 

Ứng xử thế nào? 

Câu hỏi mà giới chuyên môn và cả những người trong cuộc, bao gồm cả các doanh nghiệp có liên đới là liệu thành phố sẽ ứng xử như thế nào đối với hàng loạt dự án đã được phê duyệt trước đây (?). Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trong lần gặp gỡ mới đây với lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã tỏ rõ quan điểm khi khẳng định, Bộ Xây dựng sẽ chủ động phối hợp với Hà Nội trong việc cụ thể hóa Quy hoạch chung trên nguyên tắc vừa làm vừa điều chỉnh nhằm bảo đảm tính hiệu quả, cùng tháo gỡ các vấn đề khó khăn. Bộ trưởng sẽ trực tiếp cùng với Hà Nội triển khai xác lập các quy hoạch phân khu trong thời gian tới. 

Về triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, thời gian tới, Hà Nội sẽ phải triển khai số lượng quy hoạch rất lớn từ quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị. Đây là cơ sở để triển khai hàng loạt các dự án phát triển đô thị, nhà ở, nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng. Đồng thời, giúp kiểm soát quá trình phát triển của đô thị. 


Trong lúc 16 dự án, đồ án vẫn chưa tỏ tường về số phận của mình, thì mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản đề xuất với Thành phố với quan điểm cho rằng tổ rà soát các dự án, đồ án quy hoạch trên địa bàn Hà Nội mở rộng đã hoàn thành nhiệm vụ sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Như vậy, việc rà soát các dự án, đồ án vẫn chưa có hồi kết. Và khả năng là các chủ đầu tư còn phải thấp thỏm bởi theo lộ trình thì đến năm 2012 mới hoàn tất các quy hoạch phân khu của đô thị trung tâm.


 Theo Kinh Tế Đô Thị

Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Đến lượt vàng SJC “đại hạ giá”!

Mức tăng hơn 1,3% đêm qua của giá vàng quốc tế đã đưa giá vàng của một số thương hiệu trong nước đầu giờ sáng nay tăng lên gần ngưỡng 45 triệu đồng/lượng. Tình trạng “loạn giá” vàng xuất hiện trở lại, nhưng lần này vàng SJC lại chính là thương hiệu “đại hạ giá” so với mặt bằng chung của thị trường.

Lúc 8h55 sáng nay, Công ty Sacombank-SBJ niêm yết giá vàng miếng SBJ ở mức 44,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,9 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 350.000 đồng mỗi lượng so với mức giá cuối giờ chiều qua. 


Diễn biến giá vàng SJC trong 7 phiên gần nhất, tính đến 9h hôm nay, 24/11/2011 (đơn vị: nghìn đồng/lượng) - Ảnh: SJC.

Trong khi đó, “phớt lờ” mức tăng khá mạnh của giá vàng quốc tế, Công ty SJC lại hạ giá vàng SJC bán ra tại Tp.HCM thêm 50.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua, còn 44,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng thu mua được doanh nghiệp này nâng 50.000 đồng/lượng, lên 44,2 triệu đồng/lượng.

Như vậy, từ chỗ đứng ngang bằng trong nhiều ngày trước, giá vàng SBJ và SJC sáng nay lại chênh nhau 300.000 đồng/lượng ở chiều thu mua và 400.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, với giá vàng SBJ cao hơn. 

Thậm chí, cũng là vàng SJC nhưng giá lại mỗi nơi một khác. Công ty Phú Quý lúc 8h50 niêm yết giá vàng loại này ở mức 44,4 triệu đồng/lượng và 44,95 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra), cao hơn giá do Công ty SJC niêm yết tương ứng 200.000 đồng/lượng và 450.000 đồng/lượng.

Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu đầu giờ giao dịch ở 43,95 triệu đồng/lượng và 44,4 triệu đồng/lượng, ngang với báo giá của SJC. Sau đó, đến gần 9h, giá vàng của công ty này được nâng mạnh lên 44,4 triệu đồng/lượng và 44,95 triệu đồng/lượng, tăng 550.000 đồng/lượng so với lúc mở cửa. 

Sáng qua, vàng Rồng Thăng Long còn rẻ hơn vàng SJC gần 1 triệu đồng mỗi lượng, nhưng đến sáng nay, vàng loại này có giá cao hơn giá vàng SJC do chính SJC niêm yết.

Khoảng cách giữa giá mua và bán vàng đang được các doanh nghiệp nới rộng lên mức 300.000-550.000 đồng/lượng để phòng ngừa rủi ro.

Tuy tình trạng vàng “mỗi nơi một giá” tái diễn sáng nay, mức chênh lệch không còn lớn như mấy ngày trước. Trong thời gian “vàng hai giá” kéo dài gần 2 tuần kết thúc vào ngày hôm qua, vàng Rồng Thăng Long và AAA được yết giá thấp hơn vàng SJC cả triệu đồng mỗi lượng.

Sự bình ổn trở lại của thị trường vàng trong nước sau thời gian “vàng hai giá” được xem là kết quả tích cực của việc Ngân hàng Nhà nước công bố chính thức nội dung bản dự thảo Nghị định mới về quản lý kinh doanh vàng. Theo nội dung của dự thảo, sau khi nghị định được ban hành, vàng miếng các thương hiệu đã được cấp phép không phải SJC vẫn được lưu hành bình thường, thay vì bị cấm như lo ngại gần đây của nhiều người dân.

Tỷ giá USD/VND tự do tại Hà Nội đầu giờ sáng nay là 21.270 đồng (mua vào) và 21.330 đồng (bán ra), giảm 10 đồng so với hôm qua. Với tỷ giá này, giá vàng quốc tế lúc 8h50 giờ Việt Nam tương đương khoảng 43,9 triệu đồng/lượng, chỉ thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ 600.000 đồng/lượng, từ chỗ thấp hơn 2 triệu đồng/lượng vào sáng qua.

Nối tiếp đà tăng phiên đêm qua tại Mỹ, giá vàng giao ngay tăng trong phiên sáng nay tại châu Á. Lúc 8h50 giờ Việt Nam, giá vàng đứng ở 1.707,2 USD/oz, tăng 6,8 USD/oz so với giá chốt New York.

Đêm qua, vàng giao ngay đóng cửa ở mức giá 1.700,4 USD/oz, tăng 22,1 USD/oz, tương đương tăng 1,3% so với giá chốt phiên liền trước.

Giá vàng đang lấy lại một phần mất mát sau phiên sụt giảm 2,8% vào ngày thứ Hai. Vàng lại đang có diễn biến giá cùng chiều với các tài sản rủi ro như chứng khoán và hàng hóa cơ bản.

Sự phục hồi của thị trường chứng khoán toàn cầu trong ngày hôm qua đã giải tỏa những áp lực bán tháo vàng để bù lỗ trong ngày trước đó. Cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực châu Âu đến hôm qua vẫn chưa có một chuyển biến tích cực nào mới, nhưng sự phục hồi của thị trường vẫn diễn ra khi giới đầu tư mạnh dạn gom mua cổ phiếu ở mức giá thấp.

Thêm vào đó, việc giá vàng giảm sâu dưới ngưỡng 1.700 USD/oz cũng được nhiều nhà đầu tư xem là một cơ hội hợp lý để mua vào. Tuy vậy, đồng USD mạnh và nỗi lo về những diễn biến xấu có thể xảy ra ở châu Âu đang là những yếu tố hạn chế đà tăng giá của vàng, ít nhất là trong ngắn hạn.

Thống kê về GDP của Mỹ công bố hôm qua càng khiến các nhà đầu tư thêm thận trọng. Theo số liệu điều chỉnh, nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý 3 chỉ tăng 2%, thấp hơn nhiều so với mức 2,5% mà số liệu sơ bộ đưa ra. 

Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều bất ổn hiện nay, giới đầu tư đang đẩy mạnh gom mua USD. Vàng cũng là một tài sản an toàn, nhưng vị thế này dường như đang bị sức mạnh của USD lấn át. Kim loại quý này đang phản ứng giống như một tài sản rủi ro hơn là một “hầm trú ẩn”.

“Tôi không tin chắc là giá vàng sẽ tăng mạnh trong ngắn hạn vì tâm lý ngại rủi ro đang ở mức rất cao. Và khi tâm lý ngại rủi ro rất cao thì giá vàng thường có xu hướng giảm”, chiến lược gia cao cấp thị trường hàng hóa cơ bản Jesper Dannesboe thuộc ngân hàng Pháp Societe Generale nhận xét trên Reuters. 

Tỷ giá Euro/USD đầu giờ sáng tại Tokyo là hơn 1,35 USD/Euro, ít thay đổi so với sáng qua. Mức tỷ giá 1,35 USD/Euro đã được duy trì trong khoảng 1 tuần trở lại đây. 

Theo VnEconomy


Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An

BĐS nghỉ dưỡng- kênh đầu tư an toàn khá cao

BĐS nghỉ dưỡng đang nổi lên như một kênh đầu tư có chỉ số phát triển an toàn khá cao. Nhiều doanh nghiệp đang chuyển vốn vào các dự án biệt thự nghỉ dưỡng ven biển để tìm kiếm cơ hội sinh lời cho dòng vốn của mình.

Ảnh minh họa. nguồn internet.

Tiềm năng

Theo thống kê, trên 70% khách hàng mua sản phẩm nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An là những người có thu nhập cao đến từ Hà Nội. Đối tượng chính của dòng sản phẩm này là những cá nhân thành đạt, có thu nhập cao, có nhu cầu sở hữu sản phẩm BĐS cao cấp mang nhiều giá trị thiên nhiên và tinh thần.

Một doanh nghiệp cũng thừa nhận, lâu nay có một dòng tiền đầu tư âm thầm của giới thượng lưu Hà Nội nhắm vào những vị trí đất đẹp tại Ba Vì, Hòa Bình và quy hoạch thành điểm nghỉ dưỡng để đầu tư. Các căn biệt thự để bán với mức giá từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng không quá tầm với các đại gia, bởi họ còn tìm được ở đây rất nhiều giá trị khác.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, việc sở hữu những biệt thự sinh thái, nghỉ dưỡng là nhu cầu thực tế chứ không phải là cuộc chơi của các đại gia lắm tiền. Đây cũng là xu hướng tất yếu của xã hội. Với tốc độ như hiện nay, BĐS nghỉ dưỡng sẽ dần trở thành ngôi nhà thứ nhất, nơi thường xuyên sinh sống hàng ngày.

Sự hình thành và phát triển của hệ thống giao thông tiện lợi rút ngắn thời gian di chuyển về trung tâm, cùng với những lợi thế về vị trí thiên nhiên, cảnh quan đẹp…tạo nhiều điều kiện thuận lợi đầu tư các dự án.

Bên cạnh đó, hàng loạt các điều kiện thuận lợi khác để phát triển BĐS du lịch như: đời sống người dân trong nước cũng ngày càng tăng, nhu cầu đi du lịch ngày càng lớn; nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam; nhiều địa phương đã xây dựng cơ sở hạ tầng rất tốt và sẵn sàng để phát triển, đầu tư xây dựng các khu du lịch ven biển…

Giới đầu tư địa ốc hiện nay cũng đang có xu hướng mua villa tại các resort, trong đó một số coi như mua ngôi nhà thứ hai dành cho những ngày nghỉ cuối tuần, một số khác mua để đầu tư. Hơn nữa, giá thuê các loại biệt thự này còn thấp hơn khách sạn nên được nhiều thương gia hay các tour du lịch trọn gói lựa chọn hơn.

Lợi nhuận dài hạn

Việc đổ vốn lớn vào Bât Động Sản nghỉ dưỡng thời điểm này như là một cách đầu tư đạt nhiều mục đích. Trước hết, đầu tư vào Bất Động Sản nghĩ dưỡng đối với nhiều người nhằm đáp ứng nhu cầu thực về đời sống. Đây cũng là một cách đầu tư dù không sinh lợi nhanh nhưng có một sự bảo đảm. Bởi, với sự tăng trưởng về thu nhập và số lượng người có tiền, nhu cầu BĐS nghỉ dưỡng ở Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng lớn.

Một khảo sát mới đây của Savills Việt Nam cho thấy, nhu cầu mua biệt thự để thỏa mãn nghỉ dưỡng chiếm khoảng 52,4%, cho thuê để hoàn vốn là 47,6%, còn với mục đích đầu tư sinh lợi là 40,5%. Người ta mua nhà nghỉ dưỡng là để thể hiện phong cách sống, đầu tư, cho thuê lại để đầu tư nhưng xa hơn là người ta bắt đầu nghĩ đến nơi họ sẽ ở hoặc nghỉ dưỡng khi về hưu.

Sự liên kết giữa BĐS nghỉ dưỡng với các ngành: du lịch, dịch vụ vẫn được coi là một sự kết hợp sinh lời đáng kỳ vọng. Việc phát triển kinh doanh từ các BĐS của mình để làm gia tăng giá trị sản phẩm theo các hình thức quản lý như Timeshare (Các phần tài sản và các địa điểm khu du lịch được sở hữu bởi một nhóm người. Sau khi trả một số tiền nhất định, người mua sẽ có quyền sở hữu một vị trí tại resort, hotel), Rental Management (Hoạt động ủy thác quản lý BĐS. Với mô hình này cả chủ sở hữu BĐS và công ty quản lý BĐS đều được hưởng lợi từ BĐS) cũng được các “gia chủ” đặc biệt quan tâm nhằm giúp họ dần thu hồi vốn và tạo ra lợi nhuận, và đó cũng là chìa khóa giúp các chủ đầu tư dự án thu hút người mua.

Một số dự án gần đây còn đưa ra chương trình uy thác quản lý BĐS với mô hình Country Club với nhiều quyền lợi hấp dẫn cho khách hàng. Country Club là một câu lạc bộ cộng đồng bao gồm nhiều thành viên, được trang bị các thiết bị thể thao hiện đại và được đặt ở các khu vực ngoại ô. Có rất nhiều hoạt động đa dạng tại các câu lạc bộ này như Golf, Tennis, Bơi lội, Polo, leo núi, võ thuật, … Country Club sẽ cung cấp cho khách và hội viên những cơ sở vật chất khác đi kèm như: Nhà Hàng, Quán Bar và nhiều khi là các không gian, địa điểm lớn để tổ chức sự kiện một cách chuyên nghiệp và lý tưởng.

Nhận định về xu hướng đầu tư BĐS nghỉ dưỡng hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng, nếu chọn đúng sản phẩm và thời điểm, tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư Bất Động Sản nghỉ dưỡng cũng khá cao có thể lên đến 300%. Tuy nhiên, đó là kênh đầu tư khá “kén chọn” và không phải ai cũng lựa chọn được hướng đi cho mình.

Theo Tầm Nhìn


Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An

“Doanh nghiệp bất động sản phải chấp nhận hy sinh”




Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, bất động sản không còn cách nào khác là phải trở về giá trị thực.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng động thái nới tín dụng bất động sản mới đây của Ngân hàng Nhà nước chỉ như "món quà tinh thần".

Xung quanh vấn đề này, VnEconomy đã trao đổi với TS. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

* Ông nhìn nhận thế nào về văn bản của Ngân hàng Nhà nước vừa qua về chủ trương nới tín dụng cho 4 nhóm bất động sản?


Đó là quyết định rất cần thiết trong bối cảnh thị trường hiện nay, đồng thời cũng là hoạt động bình thường trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng. Tất nhiên, với khá nhiều điều kiện ràng buộc như vậy thì việc “thả” ra như thế thì cũng chỉ góp phần tạo điều kiện cho một bộ phận người dân có nhu cầu cấp thiết trong mua bán, sửa chữa nhà cửa.

Còn nói để giải quyết, khơi thông cho thị trường bất động sản thì chính sách đó cũng không có nhiều tác dụng vì số lượng rất thấp, đối tượng lại khá hẹp.

* Với khá nhiều điều kiện ràng buộc như vậy, có những ý kiến cho rằng, đó là động thái nới “nửa vời” của Ngân hàng Nhà nước?

Tôi cho rằng không phải là nới nửa vời đâu, vì Ngân hàng Nhà nước sợ lượng tiền tung ra lớn cũng khó kiểm soát, tạo áp lực lên lạm phát. Bên cạnh đó, thanh khoản của ngân hàng thực tế hiện nay cũng rất khó khăn, sức chỉ đến thế thôi.

Nhưng cũng không loại trừ việc Ngân hàng Nhà nước “bật đèn xanh” cho các ngân hàng thương mại hợp thức hóa dư nợ phi sản xuất về mốc 16% vào cuối năm?

* Có những doanh nghiệp bất động sản cho rằng, nếu họ “sắp chết” mà không cứu thì sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế?

Đó cũng là một vấn đề, nhưng muốn giải quyết cho mỗi ngân hàng hay doanh nghiệp thì không được. Chính sách cũng phải hướng đến người dân, phải hài hòa các lợi ích chung.

Bất động sản không còn cách nào khác là phải trở về giá trị thực. Thị trường hiện gần như đang bong bóng, nếu mình bơm thêm vốn thì chắc chắn sẽ bục ngay.

Các doanh nghiệp bất động sản phải chấp nhận thôi, vì nếu bơm thêm vốn sẽ lôi kéo cả thị trường theo một ảo tưởng mới. Chủ doanh nghiệp bất động sản từng là những người giàu nhất nước, là những doanh nghiệp siêu lợi nhuận, lại được ngân hàng ưu ái, nên giờ giảm giá thì cũng chỉ là chia sẻ lợi nhuận mà thôi.

Giá đang lơ lửng ở trên cao mà phải bắt người dân theo anh thì không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp nào làm ăn đứng đắn thì có thể xem xét. Còn lại, phải chấp nhận "hy sinh". Quan điểm của chúng tôi là phải để cho thị trường này “xì hơi’ dần dần thì mới mong cứu vãn được, và người mua nhà cũng được lợi.

* Có ý kiến cho rằng, các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản cũng không quá khó để “lách” điều kiện về thời gian trong quy định, thông qua việc sửa lại thời gian ký hợp đồng?

Tôi cho là có chuyện đó đấy, vì 30% vốn của thị trường bất động sản là do ngân hàng bơm nên chắc chắn sẽ có sự kết hợp để lách. Tuy nhiên, dù là lách kiểu gì thì các khoản nợ này là rất khó thu, nên dù cố kiểu gì thì cũng như kéo dài thời gian trọng bệnh mà thôi.

* Trong các cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, vấn đề bơm vốn cho bất động sản có được bàn thảo, thưa ông?


Chúng tôi cho rằng, nếu bơm tiếp thì sẽ "giết" nền kinh tế. Do đó, chúng tôi kiến nghị rằng, tín dụng cho lĩnh vực này phải theo hướng cho thị trường "xì hơi" dần.

* Ông nhìn nhận thế nào về triển vọng thị trường bất động sản trong năm tới?

Năm 2012 sẽ tiếp tục khó khăn đấy, không chỉ với riêng thị trường bất động sản. Việc cấu trúc lại nền kinh tế chắc chắn sẽ khiến cho tình hình khó khăn thêm. Nếu chúng ta cấu trúc lại thì chắc chắn sẽ lòi các khuyết điểm ra.

Hơn nữa, khâu quản lý của chúng ta trong thời gian qua đã quá yếu kém nên mới có hệ quả đó. Vinashin là một ví dụ. Bên cạnh đó, tư duy thị trường của chúng ta cũng quá yếu kém.

Về giá bất động sản trong năm tới, tôi cho rằng thị trường đóng băng thế thôi, nhưng giá cũng không biến động nhiều đâu. Tăng hay giảm không sẽ không đáng kể. Chỉ trừ giá nhà thu nhập thấp là có thể sẽ tăng, nhưng nguồn cung cũng rất hạn hữu vì vốn cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng đều khó. Nếu có nhu cầu thì tôi cũng không mua nhà ngay đâu, chờ vài ba năm nữa. 


Theo VnEconomy



Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An