Vào những ngày nắng như thế này, ăn gì thì ăn, uống gì thì uống, kiểu gì trong nhà cũng phải có ít cam. Hương cam luôn đem lại cho mình cảm giác tươi mới, thanh tao và êm đềm, cả cái cảm xúc khó diễn tả đan xen giữa hiện tại và quá khứ, mà mình lại là người quen vui niềm vui của hôm nay lẫn thao thức những hoài niệm cũ.
Cũng vào độ này, Huế vẫn còn đang xuân, trời vẫn lạnh và mưa phùn rơi rả rích. Con đường lên Thiên An lác đác mâm xôi rừng và hương hoa cam, hoa bưởi của các nhà vườn đã bắt đầu thoảng bay trong gió. Trong đan viện Thiên An có vườn cam của các cha xứ, cứ vào dịp chớm thu là quả sai trĩu cành, đứng trong vườn nghe thơm lừng mùi cam chín. Mà thứ cam ấy, trái nhỏ thôi, nhưng ngọt lắm, và hương vị thì thanh tao đến lạ. Cam Thiên An cũng được chưng cất thành thứ rượu cam nguyên chất, vị thơm dịu dàng, tưởng như đang nếm sự tinh khiết của đất trời quyện trong men say.
Anh thích uống nước cam và hay làm nước cam cho cả nhà uống. Cũng phải thôi, mỗi lần vắt tới mấy ký cam, tay mình làm sao chịu nổi cơ chứ. Nước cam ở nhà bao giờ cũng chất hơn ngoài hàng. Cam vắt muốn ngon, trước khi ép cứ cho vào lò vi sóng vài chục giây, cam sẽ mềm dễ vắt được nhiều nước, vị lại không bị đắng do tinh dầu vỏ cam đã bay hơi bớt. Chất tinh dầu ấy lan tỏa trong lò vi sóng, khiến lò cũng sạch và thơm.
Ở trong nhà, nhất là những buổi tối êm đềm hơi se lạnh, mình vẫn đốt chút tinh dầu vỏ cam. Bây giờ người ta dùng đèn điện để đốt, sao mình vẫn thích đốt tinh dầu trong cái lò sứ nhỏ cùng ánh nến lung linh, cảm giác như mùi thơm đượm hơn, khung cảnh cũng ấm áp lãng mạn hơn. Hương cam đưa mình về những hồi ức đẹp của tuổi ấu thơ. Mẹ kể, ngày xưa vườn nhà bà ngoại nằm cạnh dòng sông trong vắt, nên cam vườn nhà cũng được hưởng trọn vị ngọt ngào của đất phù sa lẫn vị mát lành miền sông nước. Khi mình lớn và có dịp về thăm quê thì nhà bà đã chuyển lên vùng đồi, nên hương cam chỉ là cái gì đó vấn vương trong tâm tưởng. Nó làm mình thấy lòng bâng khuâng khi đọc những trang sách "Không gia đình" của Hector Malot, cậu bé Mattia uống sữa bò má Barberin vắt đã bảo là một thứ sữa có mùi hoa cam.
Bây giờ siêu thị hay bán cam nhập với sắc cam rực rỡ, mới nhìn thôi đã thấy bắt mắt, tưởng như có thể níu kéo cả mùa thu về nhà quanh năm. Vì cả nhà ai cũng thích cam, nên nghịch ngợm chút vậy.
Anh thích uống nước cam và hay làm nước cam cho cả nhà uống. Cũng phải thôi, mỗi lần vắt tới mấy ký cam, tay mình làm sao chịu nổi cơ chứ. Nước cam ở nhà bao giờ cũng chất hơn ngoài hàng. Cam vắt muốn ngon, trước khi ép cứ cho vào lò vi sóng vài chục giây, cam sẽ mềm dễ vắt được nhiều nước, vị lại không bị đắng do tinh dầu vỏ cam đã bay hơi bớt. Chất tinh dầu ấy lan tỏa trong lò vi sóng, khiến lò cũng sạch và thơm.
Ở trong nhà, nhất là những buổi tối êm đềm hơi se lạnh, mình vẫn đốt chút tinh dầu vỏ cam. Bây giờ người ta dùng đèn điện để đốt, sao mình vẫn thích đốt tinh dầu trong cái lò sứ nhỏ cùng ánh nến lung linh, cảm giác như mùi thơm đượm hơn, khung cảnh cũng ấm áp lãng mạn hơn. Hương cam đưa mình về những hồi ức đẹp của tuổi ấu thơ. Mẹ kể, ngày xưa vườn nhà bà ngoại nằm cạnh dòng sông trong vắt, nên cam vườn nhà cũng được hưởng trọn vị ngọt ngào của đất phù sa lẫn vị mát lành miền sông nước. Khi mình lớn và có dịp về thăm quê thì nhà bà đã chuyển lên vùng đồi, nên hương cam chỉ là cái gì đó vấn vương trong tâm tưởng. Nó làm mình thấy lòng bâng khuâng khi đọc những trang sách "Không gia đình" của Hector Malot, cậu bé Mattia uống sữa bò má Barberin vắt đã bảo là một thứ sữa có mùi hoa cam.
Bây giờ siêu thị hay bán cam nhập với sắc cam rực rỡ, mới nhìn thôi đã thấy bắt mắt, tưởng như có thể níu kéo cả mùa thu về nhà quanh năm. Vì cả nhà ai cũng thích cam, nên nghịch ngợm chút vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét